Giỏ hàng
  • Sản phẩm đã xem
    0₫ 0₫

6 NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TRÌ HOÃN KHI VIẾT VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Bí mật của người viết thành công là làm việc một cách năng suất. Và bí ẩn của việc tại sao chúng ta dần mất hứng thú với công việc này chính là sự trì hoãn. 

Giống như chiếc xe ô tô vừa bật đèn pha vừa đỗ xe, đèn sáng càng lâu, động cơ càng khó khởi động. Nếu như bạn tiếp tục lảng tránh làm một điều mà bạn biết mình cần phải làm, sự chần chừ sẽ vắt cạn kiệt những năng lượng tinh thần trong bạn.

Sau một thời gian viết đủ lâu, sự trì hoãn là điều khó tránh khỏi, thế nhưng vẫn luôn có cách để bạn vượt qua nó và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của mình. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến nhất của sự trì hoãn khi viết và những lời khuyên giúp bạn khác phục từng vấn đề. Hy vọng bạn sẽ sớm phát hiện ra điểm mắc kẹt và nhanh chóng thoát ra khỏi nó.

Vấn đề 1: Bạn có quá ít ý tưởng

Bạn không biết bài viết tiếp theo, chương tiếp theo, dự án nội dung tiếp theo mình sẽ phải viết gì. Bạn chìm đắm trong mớ bòng bong “tôi không biết” và lòng vòng cố gắng tìm ra mình phải làm gì, làm thế nào để làm điều đó. Bạn cảm thấy như mình không thể nào có được một ý tưởng tốt.

📌 Cách bạn nên làm:

Đồng ý là bạn cần phải viết tử tế. Nhưng hãy tạm gác nó sang một bên, chơi một trò chơi với ý tưởng đi. Lấy 1 mảnh giấy ra, viết ra 10 ý tưởng ngớ ngẩn nhất (cho câu chuyện, nhân vật, bài luận,... của bạn). Sau đó, viết ra tiếp 10 ý tưởng ngớ ngẩn hơn nữa. Viết nhanh mà không chỉnh sửa. Bạn sẽ có 20 ý tưởng. Nếu bạn làm điều này với một người khác, bạn sẽ còn thực hiện nó nhanh hơn nữa. Hãy thử làm nó nhiều lần.

Vấn đề 2: Bạn có những ý tưởng nhưng không biết làm sao để đưa nó ra ánh sáng

Bạn muốn viết một cuốn sách hay là truyện ngắn nhưng lại không biết làm thế nào để bắt đầu.

📌 Cách bạn nên làm:

Hạn chế nói “Tôi không biết làm thế nào” với sai người đi. Hãy nói nó với đúng người cần nói. Hãy tìm một người cố vấn, huấn luyện có thể giúp bạn. Hãy tìm tới những người đã từng làm việc bạn đang muốn làm và hỏi họ làm thế nào để đạt được điều đó. Đừng sợ họ khó chịu. Tôi không bao giờ cảm thấy khó chịu khi có ai đó nhắn và hỏi mình về cách để trở thành freelance writer hay bắt đầu sự nghiệp freelancer của họ ra sao. Hầu hết mọi người đều thích giúp đỡ, miễn là họ không bị quấy rầy phiền hà quá mức.

Đọc blog, chia sẻ của những người đã có kinh nghiệm. Hẹn gặp họ hoặc thậm chí đề nghị được học từ họ.

Vấn đề 3: Bạn sợ viết những gì bạn cần viết nhất

Nghe có vẻ loằng ngoằng nhưng bạn sẽ thấy đó là sự thật. Bạn lo lắng những gì mình viết ra liệu có hợp pháp hay phù hợp về mặt đạo đức với những người khác không. Chúng ta có thể dạy tốt nhất về những gì chúng ta cần nhất trong quá trình tìm hiểu. Có nghĩa là chúng ta sẽ viết những gì chúng ta cần nhất để đọc. Viết sẽ trở nên khó khăn nhất khi chúng ta chống lại những gì chúng ta biết mình phải nói, chống lại việc khám phá cảm xúc chúng ta muốn khám phá hoặc chống lại cảm giác đau đớn khi dám nói ra sự thật. Sự đề kháng cảm xúc sẽ tạo ra sự đề kháng sáng tạo.

📌 Cách bạn nên làm:

Viết trước đã, lo lắng để phần sau. Bạn không thể viết rồi giữ lại vì bạn đang là một cây viết. Bạn sẽ viết những gì cần phải được viết, cảm nhận những gì cần cảm nhận và chỉ sau khi bạn đã làm điều đó, bạn mới nên suy nghĩ về cách bạn muốn câu chuyện của mình được công khai như thế nào. Hãy tác quy trình sáng tạo khỏi mối quan tâm về kết quả và tin tưởng cho tới khi xem xét kết quả.

Đôi khi là rất hữu ích và cần thiết để được hỗ trợ về mặt cảm xúc ‒ từ các thành viên gia đình, bạn bè hoặc một nhà trị liệu − khi bạn viết về những điều đau đớn.

Vấn đề 4: Bạn đang đi sai đường

Một số người muốn trở thành cây viết “tranh thủ” bên cạnh nghề nghiệp chính của họ, chẳng hạn như giáo viên, biên tập hay kinh doanh. Hãy xem lại sự lựa chọn của mình. Nghề nghiệp chính của bạn có bổ trợ gì cho nghề viết không hay chỉ làm bạn mất tập trung và ngược lại?

📌 Cách bạn nên làm:

Hãy nhìn nhận một cách nghiêm túc và rõ ràng về những gì bạn đang làm và những gì bạn muốn làm. Chúng có xứng đáng không? Chúng đang khác nhau thế nào? Nếu nó là hai con đường quá xa nhau và khác biệt, bạn cần phải cân nhắc mình có nên tiếp tục hay không.

Giống như nhiều phiền nhiễu gây ra trong quá trình viết, chúng ta hay đổi lỗi cho khả năng của bản thân và sợ hãi mình chẳng đi tới đâu. Đúng, nếu chỉ biết đổ lỗi và sợ hãi thì bạn không đi tới đâu cũng là điều dễ hiểu, thậm chí hiển nhiên.

Đôi khi bạn nghĩ “Ôi chắc mình không thể kiếm tiền được với chuyện viết lách đâu” khi mà bạn mới chỉ thực sự nhúng một ngón chân cái vào lĩnh vực này. Chúng ta thấy viết có ý nghĩa với bản thân nhưng không thực sự muốn làm tốt nó, hoặc là không dành thời gian, sự kiên trì để rèn luyện nó. Nếu đây là bạn, hãy suy nghĩ về định nghĩa của chính mình và rất có thể nó chính là lý do tạo ra thất bại.

Vấn đề 5: Bạn không thể chấp nhận được việc bị từ chối

Bị từ chối là khá đau khổ. Chẳng ai vui vẻ gì khi bị từ chối cả và nó có thể là tảng đá lớn khiến bạn không còn muốn viết. Chúng ta bị từ chối vì nhiều lý do nhưng chúng ta lại luôn nghĩ đó là do bài viết. Chúng ta lên án bài viết rồi đổ lỗi cho khả năng của bản thân. Dù bạn muốn hay không, nếu đã muốn viết lách chuyên nghiệp, hãy chấp nhận việc bị từ chối là một phần không thể thiếu. Và bạn vẫn phải tiếp tục bước đi, để thay đổi bất cứ thứ gì cho nó tốt hơn thì bạn mới tiến bộ được chứ không phải là dừng lại. Tất cả những cây viết đại tài trên thế giới này đều là những người bị từ chối, thậm chí bị từ chối rất nhiều lần.

📌 Cách bạn nên làm:

Tiếp tục viết và gửi đi. Nghe có vẻ sai sai nhưng số lượng trong trường hợp này rất có giá trị với bạn: ném bóng càng nhiều lần thì cơ hội trúng càng cao. Hãy tham gia một hội nhóm cho các cây viết và bạn sẽ được chia sẻ, đồng cảm rất nhiều. Bị từ chối chẳng liên quan gì đến chuyện bạn có thể trở thành cây viết hay không. Đừng cố gắng chống lại nỗi đau bị từ chối. Hãy thừa nhận đi. Hãy chia sẻ và nói ra sự thất vọng của bạn. Nhưng sau đó phải đứng dậy, phủi bụi và tiếp tục lên ngựa.

Vấn đề 6: Bạn nghiện mạng xã hội hoặc thứ gì đó tương tự

Có nghiên cứu cho thấy chúng ta mất 20 phút để trở lại nhiệm vụ của mình với sự tập trung cao nhất sau mỗi lần kiểm tra email. Với mạng xã hội có lẽ cũng vậy thôi. Nếu cứ vừa viết vừa lướt mạng thì bạn biết bạn sẽ đi tới đâu rồi đó. Những chiến lược này có thể sẽ giúp bạn duy trì sự tập trung và tránh được những phiền nhiễu từ Internet.

📌 Cách bạn nên làm:

- Nghiên cứu trước khi viết. Nếu nghiên cứu trong quá trình viết, bạn cứ lật qua trang này tới trang khác, nhiều khả năng bạn bị lan man vào những hướng khác nhau rồi tìm thấy điều mới và lại tiếp tục tập trung vào nó. Nếu trong quá trình viết bạn thấy mình cần phải bổ sung thêm ý, hãy ghi chú lại rồi đi tiếp, sau đó quay lại tìm kiếm sau.
- Tắt bớt các ứng dụng Internet đi. Nếu tắt trình duyệt không được, hãy ngắt luôn Internet hoặc rút modem của bạn đi, thậm chí đi đâu đó không có wifi và viết. Internet vẫn ở đó, bạn có thể quay lại khi đã viết xong.
- Sử dụng ứng dụng giúp tập trung hơn như writeroom. Có nhiều phần mềm viết văn bản và chặn những thứ khác từ máy tính của bạn.
- Tắt mọi thứ: email, điện thoại, trò chơi...
Tắt radio, ti vi hay tiếng ồn khác.
- Dọn dẹp bàn làm việc, thị giác lộn xộn tạo sự phân tâm tiềm thức.
- Bật chế độ “Không làm phiền”.
- Nghỉ ngơi, không quá nhiều cũng không quá ít. Di chuyển xung quanh khoảng 5 phút sau mỗi giờ ngồi viết rồi lại quay trở lại.
- Biết mình cần gì để lấy lại năng lượng làm việc. Với tôi có thể là đi bộ vào rừng hoặc dạo trên bờ biển.
- Khi tất cả những điều trên đều không phải là vấn đề của bạn? Hoặc bạn đã thử mà không thành công?
- Hãy tham gia một khóa học. Nó thực sự sẽ giúp củng cố bạn.
- Hãy tham gia những workshop, những buổi chia sẻ và kết nối với các cây viết khác nhiều hơn.
- Hãy biết ơn những gì bạn đang làm, ăn mừng khi đạt được những mục tiêu dù nhỏ

 

Danh mục tin tức

Từ khóa